5 phút để đọc

Tôi đã bắt đầu chơi cờ vua như thế nào? (p3) Tại sao tôi tiếp tục chơi cờ vua

Đây là phần 3 trong loạt bài viết Tôi và cờ vua

Tôi chẳng quan tâm nữa

Mặc kệ kết quả giải Hội khỏe Phù Đổng năm ấy như thế nào. Tôi không muốn tiếp tục chơi cờ vua nữa.

Không đụng đến bộ cờ Vua cả tuần sau, nhưng tôi vẫn thấy ấm ức. Thế rồi tôi quyết định phải làm gì đó để giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình.

Ngày nọ, tôi đi học sớm hơn hẳn. Trên đường đi học, tôi ghé tiệm đồ chơi mua một  bộ cờ vua mới. Khi đến trường, tôi đến thẳng lớp 6/5 – lớp học của cậu bạn được hạng I trong cuộc thi trường. Hơi căng thẳng, nhưng tôi vẫn thách đấu với cậu ấy vào giờ ra chơi. Không phải tôi muốn trả đũa hay gì đâu. Tôi chỉ muốn biết là mình có thực sự thua kém cậu ta hay không. Đó là một đối thủ dễ thương. Cậu ấy vui vẻ nhận lời.

2 tiết sau, trận đấu của chúng tôi bắt đầu. Không bàn, không ghế. Chúng tôi trải bộ cờ vua ở hành lang lầu 1, bên ngoài phòng giáo viên và bắt đầu chơi. Đó là dãy hành lang yên tĩnh nhất trường, vì, không đứa nào dám chạy chơi ở đấy cả.

Và chỗ hành lang đó – về sau-  trở thành góc quen thuộc nhất  với tôi trong suốt cả thời trung học.

Trở lại ván đấu. Dù kiểu ra quân gà mờ hết cỡ (tôi đã chơi h2-h4 đấy! Bạn có tin không?) nhưng tôi vẫn xoay sở tốt đến giai đoạn trung cuộc. Sau vài nước, chúng tôi lại trao đổi quân. Càng tiếp tục chơi, tôi càng hăng đổi quân, đổi quân liên tục. Tôi nghĩ rằng cậu ấy sẽ giỏi hơn tôi trong trung cuộc, nhưng khi nếu đến tàn cuộc, khi 2 bên đều còn ít quân, chưa thể biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi có thể làm một điều gì đó vào cuối ván cờ, có lẽ.

Chiến lược là vậy, và rồi tôi chết điếng sau một nước đi – nước đi làm những cố gắng để tiếp tục chơi cờ vua trong ván này trở nên vô nghĩa…

Đổi quân ở chỗ này, và nước sau đó là bắt quân của tôi ở một khu vực khác – cách xa khu vực đang giao chiến. Quân vừa bị đổi ở nước trước đang làm nhiệm vụ bảo vệ cho quân cờ mà tôi bị bắt ở nước đi sau. Đó là đòn tiêu diệt quân bảo vệ.

Tôi thua cuộc. Tâm phục khẩu phục.

Rõ ràng cậu ấy giỏi hơn tôi. Cậu ấy bình tĩnh và có kinh nghiệm. Tuy thua nhưng tôi lại thấy khá là thoải mái. Sau đó tôi lại hẹn cậu ấy tiếp tục chơi cờ vua với tôi vào những ngày hôm sau… Tôi rủ cả Hiệp chơi chung nữa – vào những lần tiếp theo… Đấy là những người bạn chơi cờ đầu tiên của tôi – ngoài nhóc em trai.

Từ đấy, cờ vua với tôi không chỉ là một trò giải trí đơn thuần nữa

(giải trí gì mà vừa căng thẳng, vừa nhức đầu nữa, phải không?). Có lẽ tôi nên gọi nó là sở thích. Tôi đã có những người bạn cùng chia sẻ sở thích với mình, và điều đó rất tuyệt. Tôi cũng nhận ra nhiều đặc điểm thú vị trong cách chơi của từng bạn. Về sau này. khi theo nghiệp giảng dạy, tôi cũng khuyến khích các bạn trẻ hãy cứ bắt đầu chơi cờ như một trò chơi, rồi sau đó phát triển nó thành sở thích. Không nên miễn cưỡng bàn về những gì trẻ sẽ đạt được hay bố mẹ kì vọng đạt được. Chỉ đơn giản là thích chơi. Tôi làm rõ nhé: thích chơi cờ, thích khám phá những nước đi hay, những xoay chuyển bất ngờ mà trận đấu mang lại – chứ không chỉ chăm chăm vào chiến thắng. Khi đã thích, mọi chuyện sẽ đến thật tự nhiên thôi, phải không?

Được ít lâu. Cậu bạn hạng 1 dễ thương ấy của tôi chuyển trường! 🙁

5 4 votes
Tặng sao khích lệ:

Cùng loạt bài viết Tôi và cờ vua  

<< Tôi đã bắt đầu chơi cờ vua như thế nào? (p2)

Trên bàn cờ, con chỉ có một mình >>

Email
Pinterest
Twitter
Facebook
Picture of Tuấn Long

Tuấn Long

Xin chào. Rất cảm ơn vì bạn đã ghé thăm. Chúng ta ở đây để cùng chia sẻ một niềm đam mê. Hi vọng Blog cờ vua sẽ có ích cho bạn. Trân trọng.

bình luận

Subscribe
Notify of
guest
2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Nhung
Nhung
7 years ago

Con đã đọc hết trọn bộ 3 phần câu chuyện của thầy. Cám ơn thầy câu chuyện rất ý nghĩa 😀

Nguyễn Tuấn Long
7 years ago
Reply to  Nhung

Hi, cảm ơn phản hồi và lời động viên của con ^.<

2
0
Mình sẽ rất vui nếu bạn để lại bình luận!x
()
x