10 phút để đọc 

Vua Charles ở thành Bender

Dũng mãnh như sư tử, nhưng bị thời vận quay lưng, vua Charles XII thua trận đánh lớn Pultowa, và liên tục bị quân thù săn đuổi. Hành quân đến Bender, Moldova, đoàn quân của nhà vua hạ trại, đóng pháo đài, tuyển mộ quân lính, nuôi hi vọng trở lại thời kỳ hoàng kim.

Tính ra, cho đến khi câu chuyện này bắt đẩu, nhà vua đã ở thành Bender được 3 năm. Đế quốc Ottoman, trong tư thế của một kẻ thống trị – liên tuc bàn trướng lãnh thổ – quyết định phải loại trừ vua Charles trước khi ông lại trở nên hùng mạnh.

Năm 1713, vua Charles XII bị quân Thổ bao vây, hãm thành. Trong vòng vây để bớt căng thẳng nhà vua thường chơi cờ với tể tướng Grothusen. Hôm nọ, khi ván cờ đã gần kết thúc, nhà vua (cầm quân trắng) nhìn vào bàn cờ rồi vuốt râu mỉm cười tuyên bố:

Ta sẽ chiếu bí khanh trong 2 nước đấy nhé!

Với vẻ mặt kiêu hãnh, vua Charles rướn người, định thực hiện nước đi thì bất ngờ, một viên đạn của giặc từ bên ngoài tường thành – bay vào giữa bàn cờ và làm vỡ tung quân Xe ở g4. Trong khi tể tướng Grothusen tỏ ra vô cùng hoảng hốt, nhà vua vẫn điềm nhiên. Không rời mắt khỏi bàn cờ, nói:

 – Tể tướng, khanh may mắn đấy. Nhưng này, ta không cần quân Xe ấy đâu, vẫn có thể chiếu bí khanh trong 3 nước.

Thế nhưng chưa kịp xuống tay thì một viên đạn lạc của giặc Thổ lại bay vào hất văng quân mã trắng ở ô e1 ra khỏi bàn cờ. Như không có chuyện gì xảy ra vua Charles XII vẫn ung dung bảo tể tướng thay quân mã khác vào để mình đi tiếp. Nhưng rồi bất chợt ngài đổi ý, xua tay:

– A ha, không cần đâu! Trẫm sẽ ban cho khanh con mã đó, nhưng không có nó trẫm vẫn chiếu hết khanh trong vòng 4 nước!.

Vua Charles XII vừa dứt lời thì lại một viên đạn khác sượt đến bắn vỡ quân chốt trắng ở h2 thành nhiều mảnh. Grothusen mặt cắt không còn hột máu, vội vàng can nhà Vua:

– Tâu bệ hạ, tình thế quá nguy hiểm mong bệ hạ lui vào trong. Không nên chơi ván cờ này nữa!

Nhà vua vẫn bỏ ngoài tai, mê mải nhìn chăm chăm vào bàn cờ. Rồi ngài ồ lên thích thú, vỗ vai tể tướng:

 – Đừng có hèn nhát như vậy chứ! Những người bạn Ottoman ở ngoài tường thành  – xem ra rất thích giúp đỡ tể tướng đấy. Với sự rộng lượng của một nhà vua, Lần này trẫm chấp khanh thêm con chốt đó, mà vẫn chiếu bí trong vòng 5 nước!

 

Gorthursen thật sự đã rất khiếp đảm rồi. Nhưng vì vừa bị  phê bình, nên cũng tỏ ra cứng cỏi mà tiếp lời nhà Vua:

– Thưa bệ hạ, có  lẽ may mắn không thật sự đứng về phía thần như ngài nói đâu! Giá mà ngay từ đầu, cả 2 quân Xe của bệ hạ bị bắn rơi chứ không phải là Xe và Mã thì chắc là…

Không để tể tướng dứt lời, vua Charles vỗ tay, và nói đầy quả quyết:

 – Thế thì ta vẫn sẽ chiếu bí trong vòng 6 nước!

Nói đoạn, vua Charles một mực bắt tể tướng ngồi vào bàn, lần lượt lấy các quân bị bắn vỡ gắn vào bàn cờ trở lại, để ngài thực hiện lại các chuỗi nước đi: chiếu bí trong vòng 2, 3, 4, 5 và 6 nước! Bên ngoài thành, vẫn đạn nổ tứ phía…

Quả là một nhà vua can đảm, với trái tim của sư tử! Trong 3 năm lưu lạc, ông không hề đầu hàng số phận mà vẫn luôn nuôi hi vọng về ngày trở lại. Giữa vòng vây của giặc, bốn phía đều là quân thù, ông vẫn điềm nhiên chơi ván cờ – có lẽ hay nhất của cuộc đời mình. Tình yêu, niềm hứng khởi mà nhà vua dành cho trò chơi này quả thật tuyệt vời. Có lẽ khi bắt đầu ván cờ, cả thế giới với ông chỉ còn gói gọn trong 64 ô vuông đen trắng, để rồi nhà Vua vẫn giữ được sự tập trung, dù cho bất cứ chuyện gì đang diễn ra ở bên ngoài. Đây là điều đáng quý nhất mà chúng ta – những kỳ thủ hiện đại cần học hỏi. Những áp lực mà chúng ta phải đương đầu trong các giải thi đấu, có lẽ không thể nào sánh được với tình thế của nhà vua…

Chơi xong ván cờ kinh dị, Grothusen mất hết can đảm, ngày hôm sau ông ta trốn ra ngoài đầu hàng Ottoman luôn. Câu chuyện vẫn chưa dừng lại…

Mãi về sau, hậu duệ của nhà Vua – trong một lần giở lại sử sách – đã đọc được giai thoại này. Và anh còn phát hiện ra một điều thú vị: Nếu như trong loạt đạn sau cùng, chốt g2 bị bắn trúng thay vì chốt h2, nhà Vua vẫn có thể chiếu bí trong 10 nước! @.@

(Lời giải của chuỗi nước đi này quá dài nên tôi sẽ trình bày luôn lời giải. Hi vọng các bạn sẽ hài lòng. Đây cũng là một tình huống cờ tàn rất đáng học hỏi!)

Một lần nữa, hãy thử lại tất cả các câu đố, xem bạn có thể làm được như nhà Vua không nhé. ^.<

Khởi nguồn, đây là một câu đố nổi tiếng, được soạn bởi thiên tài Sam Loyd (1841 - 1911). Ở nguyên bản, câu đố bắt đầu từ tình huống 3 nước chiếu bí, 4 nước chiếu bí và 5, 6 nước chiếu bí. Vào năm 2003, Steward Brian khám phá ra tình huống khi không có chốt ở g2 - 10 nước chiếu bí. Tuy vậy, nó không thật sự phù hợp với chủ đề mà Sam Loyd đã tạo nên. 10 nước quá dài, và khán giả có thể sẽ có những ý kiến trái chiều về sự phù hợp của nước đi. Về sau, đại kiện tướng Pal Benko thêm vào chuỗi câu đố tình huống 2 nước chiếu bí như trong bài viết phóng tác mà tôi vừa kể ở trên.

Hey! Nếu bạn thích các bài viết giải đố như thế này, hãy thử qua: Thế cờ hi vọng, các bài viết trong series Pro Challenges nữa nhé!

5 1 vote
Tặng sao khích lệ:
Email
Pinterest
Twitter
Facebook
Tuấn Long

Tuấn Long

Xin chào. Rất cảm ơn vì bạn đã ghé thăm. Chúng ta ở đây để cùng chia sẻ một niềm đam mê. Hi vọng Blog cờ vua sẽ có ích cho bạn. Trân trọng.

bình luận

Subscribe
Notify of
guest
7 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
lehanguyenchuong
6 years ago

hay thiet

Nguyễn Tuấn Long
6 years ago

Chương đã thử giải hết các tình huống chiếu bí trong 2, 3, 4, 5, 6 nước chưa? 🙂

lehanguyenchuong
6 years ago

dạ rồi

lehanguyenchuong
6 years ago

dạ rồi

Linh
Linh
3 years ago

Cảm ơn tác giả vì bài viết !

Linh
Linh
3 years ago

Anh xem lại hình, đoạn chiếu bí trong vòng 5 nước được không ạ
Nội dung từ Blog cờ vua

7
0
Mình sẽ rất vui nếu bạn để lại bình luận!x
()
x