6 phút để đọc 

Đặt Tượng sau Chốt

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một nguyên tắc cơ bản khác trong cờ vua gọi là “đặt Tượng sau Chốt”. Trước tiên, chắc hẳn nhiều bạn đã nghe đến “nguyên tắc Tarrasch” – nguyên tắc đặt Xe sau chốt thông, cho dù đó là chốt của bạn hay chốt đối phương, vậy để biết ý nghĩa của việc đặt Tượng sau Chốt, hãy cùng theo dõi nhé!

chess.edu.vn
Siegbert Tarrasch – kỳ thủ rất yêu thích luật lệ

Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn có một quân Tượng “Fianchetto” (tức là Tượng đã di chuyển lên các ô b2, g2 đối với Trắng và b7, g7 đối với Đen) lúc này đang ở b2, nhắm tới cánh vua đối phương và có Chốt e5 ở trung tâm. Lúc này đối phương gặp phải một vấn đề chiến lược nghiêm trọng: Chốt trung tâm e5 của bạn đang cản đường các quân của họ, nhưng nếu anh ta bắt Chốt bằng d7-d6 hay f7-f6 thì Tượng của bạn sẽ trở nên linh động hơn và bắt đầu tấn công trực tiếp vào Vua Đen. Đây có thể nói là một chiến lược khá hung hăng và thường dẫn đến một cuộc tấn công mạnh mẽ, như trong ví dụ dưới đây:

Garry Kasparov đã tiến rất gần đến chiến thắng một cách ngoạn mục bằng việc tuân theo nguyên tắc này. Nhưng thật không may, trong một thế thắng hoàn toàn, Garry lại thua vì yếu tố thời gian. (Đó là một ván cờ nhanh 3 phút). Hãy xem ván cờ bên dưới.

Nhà vô địch nổi tiếng người Gruzia, Bukhuti Gurgenidze, vốn được biết đến với những ý tưởng độc đáo do ông tự nghĩ ra. Trong trận đấu tiếp theo, ông đã làm được một điều vốn không thường làm. Đến nước thứ 12, đối phương gần như đã rơi vào thế zugzwang, và Gurgenidze đơn giản chỉ việc đợi đến lúc cờ Đen hết nước để đi thôi.

Ván đấu rất ngắn, chỉ 19 nước. Giờ bạn hãy thử đoán những nước đi tiếp theo của cờ Trắng từ nước thứ 7 đến 19 nhé. Nếu bạn có thể đoán chính xác từ 2 nước trở lên, bạn đã có thể tự hào với chính mình rồi đấy!

[/su_tabs]

Trong ván đấu tiếp theo, Gurgenidze đã chơi với một “đội hình” tương tự (Tượng ở b2, chốt e5, hi sinh chốt b2-b4), đấu với kì thủ nổi tiếng thế giới khi đó, Ratmir Kholmov, người đã đánh bại Bobby Fischer trong vòng 25 nước!

Các thế cờ mà chúng ta vừa theo dõi rất thường gặp ở khai cuộc của các ván đấu. Mình hi vọng sau khi đọc bài viết các bạn có thể áp dụng nó vào các ván cờ của mình như một “vũ khí quyền năng” nhé!

5 2 votes
Tặng sao khích lệ:
Email
Pinterest
Twitter
Facebook
duyen

duyen

bình luận

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Mình sẽ rất vui nếu bạn để lại bình luận!x
()
x