7 phút để đọc 

Muốn giỏi, kỳ thủ cần học những ván cờ này (p1)

Cờ vua là một thế giới rộng lớn. Người học cờ – bước đầu sẽ góp nhặt những mảng kiến thức vụn vặt, để rồi dần dần kết nối những hiểu biết của mình, hình thành phong cách đặc trưng.

Đó là một quá trình dài đăng đẳng. Cho đến khi tìm được bản ngã của mình (trên bàn cờ), kỳ thủ ở cấp độ mới bắt đầu và ít kinh nghiệm sẽ thường xuyên lâm vào tình cảnh: “không biết phải làm gì tiếp theo”. Vì vậy, việc học tập những ván cờ cổ điển là rất cần thiết, do hầu hết những gút mắt ta gặp phải, những kỳ thủ lão luyện cũng đã từng kinh qua cả rồi. Biết được họ đã sử lý như thế nào trong những thế cờ khó, ta có thể áp dụng và làm theo.

Và biết đâu, bạn sẽ gặp được “thần tượng” của mình qua những ván cờ hướng dẫn đầy sống động.

Sức mạnh của chốt thông liên kết

Chốt thông (chốt rộng đường phong cấp – không bị cản trở bởi chốt đối thủ) là một báu vật trong giai đoạn nửa sau của ván cờ. Khi đó, để truy cản, có khi đối thủ của ta cần phải hy sinh cả một quân cờ để đánh đổi lấy chốt thông của ta. Chốt thông liên kết thậm chí còn mạnh hơn. Ván cờ bên dưới đây thể hiện rất rõ điều đó:

Hơn quân không bằng chiếu bí

Trong ví dụ bên dưới, Trắng chấp nhận mất gần như cả "đội hình", nhưng cuối cùng vẫn giành chiến thắng. Những ý tưởng tấn công táo bạo của Anderssen thật sự quá ngoạn mục! Ván cờ này được kỳ thủ thế giới ưu ái gọi là "evergreen chess game".

Đừng bỏ quên Vua ở trung tâm

Vua ở trung tâm sẽ thường phải đón nhận những cái chết bất ngờ, vì đối thủ sẽ có rất nhiều cơ hội tấn công.

(còn tiếp)

3 3 votes
Tặng sao khích lệ:
Email
Pinterest
Twitter
Facebook
Picture of Tuấn Long

Tuấn Long

Xin chào. Rất cảm ơn vì bạn đã ghé thăm. Chúng ta ở đây để cùng chia sẻ một niềm đam mê. Hi vọng Blog cờ vua sẽ có ích cho bạn. Trân trọng.

bình luận

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Mình sẽ rất vui nếu bạn để lại bình luận!x
()
x