3 phút để đọc 

Giá trị (tương đối) của các quân cờ

Đây là phần 3 trong loạt bài viết Bắt đầu từ chưa biết gì

Có hai cách để dẫn đến chiến thắng trong cờ vua. Tuyệt vời nhất là có thể thi triển đòn phối hợp để chiếu bí. Cách còn lại là góp nhặt ưu thế trong từng cuộc trao đổi quân, và giành chiến thắng trong thế cờ tàn đơn giản. Và thậm chí là rất nhiều đòn phối hợp có mục tiêu không phải là chiếu bí – mà đơn giản chỉ là để thắng trong cuộc trao đổi quân. Biết được giá trị các quân cờ, ta sẽ mạnh dạn hơn trong các cuộc trao đổi quân như vậy.

Tùy thuộc vào thế trận, mức kinh nghiệm của kỳ thủ hay đơn giản là theo sở thích, những giá trị này có thể thay đổi đôi chút, nhưng cơ bản nhất, các kỳ thủ cần nắm được hệ quy đổi sau:

Chốt:  Chốt có giá trị tương đương 1 điểm

Các quân nhẹ:

Mã: tương đương 3 điểm.

Tượng: tương đương 3 điểm.

Các quân nặng:

Xe: tương đương 5 điểm

Hậu: tương đương 9 điểm.

Vua:  Vua có giá trị bằng 1 000 000 điểm.
(Nói vui là vậy. Chúng ta không tính điểm cho Vua, vì mất Vua là thua rồi, phải không?)

Biết được bảng giá trị này, chúng ta sẽvcố gắng tránh những cuộc đổi quân vô lý như bỏ Xe để lấy chốt, bỏ Hậu để lấy Xe chẳng hạn. Mời các ba mẹ và kỳ thủ trẻ xem ví dụ đơn giản ở bên dưới:

Ở trên, mình đã đề cập đến đòn chiến thuật với mục tiêu là bắt hơn quân. Ví dụ bên dưới là một tình huống như vậy. Thoạt tiên, chúng ta sẽ thấy Trắng vi phạm nguyên tắc trao đổi khi cho đi Xe và chỉ nhận lại Mã. Nhưng rồi, mọi chuyện sẽ sáng tỏ khi bạn xem hết tình huống cờ.

Trong cờ vua, những đòn phối hợp như vậy diễn ra rất thường xuyên. Kỳ thủ cần tính toán cẩn thận trước khi thực hiện đòn đánh. Khi mới bắt đầu luyện tập cờ vua, kỳ thủ nên tập tính trước nước đi hồi đáp của đối thủ, và chúng ta sẽ nâng cao giới hạn này khi đã tiến bộ hơn. Tuyệt đối, đừng chỉ suy nghĩ từng lượt một.

Nhiều trường hợp (có đòn phối hợp hoặc điểm tựa thế trận), 2 bên có giá trị quân ngang nhau, nhưng phần thắng lại nghiêng hẳn về một bên, thậm chí bên có quân cờ với giá trị ít hơn sẽ giành chiến thắng.

Hi vọng bài viết có ích cho các kỳ thủ mới.

P/s:

Hệ giá trị này chỉ là cơ bản và tương đối.  Xét trong một trận đấu, các giá trị này sẽ tăng giảm tùy tình hình thực tếví dụ như:

  • Trong trận cờ kín, Mã sẽ mạnh hơn Tượng.
  • Trong thế trận mở, Tượng (lý tưởng nhất là cặp Tượng) lại có ưu thế vượt hơn so với Mã.
  • Chốt thông càng tiến xa, giá trị của nó càng tăng. Có khi đối thủ phải hi sinh cả quân Xe mới có thểT cản bước (như vậy là giá trị quân Chốt đã phải là 5 điểm luôn rồi).
  • Xe tăng giá trị khi chiếm được hàng 7

Và còn nhiều yếu tố ảnh hưởng nữa. Nhưng đó là câu chuyện dành cho một ngày khác, bài viết khác, khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Còn bây giờ, chỉ cần nhớ những điều cơ bản ở trên, chơi ván cờ của bạn, và cố gắng chú ý đến từng cuộc trao đổi quân 🙂

4.3 19 votes
Tặng sao khích lệ:

Cùng loạt bài viết Bắt đầu từ chưa biết gì  

<< 2 mẹo siêu đơn giản để xếp quân đúng chuẩn trên bàn cờ

Luật (điều kiện) để nhập thành >>

Email
Pinterest
Twitter
Facebook
Picture of Tuấn Long

Tuấn Long

Xin chào. Rất cảm ơn vì bạn đã ghé thăm. Chúng ta ở đây để cùng chia sẻ một niềm đam mê. Hi vọng Blog cờ vua sẽ có ích cho bạn. Trân trọng.

bình luận

Subscribe
Notify of
guest
2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
carot
carot
7 months ago

mình có thằng cháu đang học chơi cờ vua, nó học theo cách tính điểm này và một hai khẳng định mấy con cấp trên không được ăn con tốt, ví dụ như con tượng đang ở đường ăn quân tốt, nhưng nó lại một mực không chịu cho ăn vì thầy nó dạy con lớn điểm hơn không được ăn con nhỏ điểm hơn

2
0
Mình sẽ rất vui nếu bạn để lại bình luận!x
()
x